Packing List Là Gì? Và Vai Trò Trong Xuất Nhập Khẩu?

 Packing List là gì. Tên tiếng Việt còn được gọi là Phiếu đóng gói hàng hoá. Loại chứng từ này đóng vai trò quan trọng trong việc xuất nhập khẩu. Tất cả thông tin trên phiếu này sẽ giúp người mua biết được người bán đã bán những mặt hàng gì cho mình để dễ dàng đối chiếu và kiểm tra dễ dàng nhanh chóng nhất.

Trên packing list – phiếu đóng gói thường chỉ cung cấp thông tin về phương thức gói hàng và số lượng hàng nhưng không biết rõ về giá trị lô hàng đó. Ngoài ra, vẫn có một số ít sử dụng cả invoice và packing list. Cùng Đông Phú Tiên tham khảo mẫu phiếu đóng gói – packing list sau:

Phân Loại Packing List & Mẫu Packing List Chuẩn

Có 3 mẫu parking list đang được sử dụng tại Việt Nam và thế giới, để biết loại nào phù hợp bạn có thể dựa vào phần tiêu đề ghi ở đầu, cụ thể như sau:

Detailed packing list: Phiếu đóng gói hàng hoá chi tiết. Loại phiếu này đúng như tên gọi của nó sẽ cung cấp nội dung hàng hoá rất chi tiết cho lô hàng. Người mua và người bán thường dùng loại này phổ biến vì cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết..

Mẫu Detailed packing list

Neutrai packing listPhiếu đóng hàng mang tính chất trung lập và không thể hiện tên người bán với người mua.

Packing and Weight list: Phiếu đóng gói hàng hoá packing list có kèm theo trọng lượng từng loại hàng

Chức năng của Packing List là gì?

Không phải ai cũng biết công dụng của packing list (phiếu đóng gói), dựa vào thông tin phiếu đóng gói cung cấp, chúng ta sẽ nắm được các thông tin sau:

– Số lượng hàng trong container đó là bao nhiêu, trọng lượng như thế nào?

– Số kiện hàng là gì, pallet và kiện hàng được đóng trong thùng hay hộp?

– Hàng hoá sẽ được dở bằng tay (có cần nhiều người bốc trực tiếp không) hay dùng xe nâng để dỡ hàng (không cần nhiều người dở)?

– Thông tin từ Packing List sẽ giúp người bán biết được số hàng cần dở trong 1 ngày (cụ thể như có 20 kiện đóng pallet thì sẽ khoảng 1 cont/ 30 phút hoặc 60 phút, tổng sẽ được 8cont/ ngày. Néu như kiện hàng bốc rời và số luượng lớn thì phải khoảng 2 tiếng/ container, 4 cont/ ngày). Từ đó, người mua cũng nắm được tình hình mà phân bổ nguồn lực xuống hàng tại kho bãi.

– Trong quá trình vận chuyển nếu hàng hoá bị lỗi hoặc hỏng hóc ở kiện hàng naò, người mua dễ dàng truy ra được số ca, số máy, người phụ trách để khiếu nại nhà sản xuất các vấn đề gặp phải một cách chính xác và cụ thể nhất.

Mẫu Packing List
Mẫu Packing List
Mẫu Packing List Trang 2
Mẫu Packing List Trang 2

Mẫu Packing List thường có các nội dung chính sau

Một Packing List đầy đủ thường có các nội dung chính như sau:

– Tiêu đề trên cùng: Logo, tel, fax công ty, tên, địa chỉ

– Seller: Tên, tel, fax, địa chỉ công ty bán hàng.

– Số và ngày Packing List:Số này khá quan trọng

– Buyer: Tên, tel, fax, địa chỉ công ty mua hàng.

– Ref no: Số tham chiếu.

– Port of Loading: Cảng bốc hàng

– Port of Destination: Cảng đến

– Vessel Name: Tên tàu, số chuyến.

– ETD: Estimated Time Delivery – Ngày dự kiến tàu chạy.

– Product: Mô tả hàng hóa: Tên hàng, ký mã hiệu, mã HS…

– Quantity: Số lượng hàng theo đơn vị

Mẫu Packing List

– Packing list mol: Số lượng kiện, thùng, hộp, đóng gói theo đơn vị ở dưới

– NWT: Net weight – Trọng lượng tịnh hàng hóa

– GWT: Gross weight – Trọng lượng tổng  kể cả của dây buộc, hộp đựng ở ngoài, nylon bọc, thùng).

– Remark: Những ghi chú thêm như số thứ tự hàng hoá, hàng dễ vỡ,…

– Xác nhận của bên bán hàng: Ký, đóng dấu.

Với các loại hàng đóng gói rườm rà hoặc cần nhiều container để vận chuyển thì cần bổ sung Detailed Packing List để kê khai hàng hoá chi tiết hơn. Điều này giúp cho kê khai tại hải quan thuận tiện hơn, dễ dàng biết được hàng hoá khi dỡ hàng để nhập vào kho là bao nhiêu.

Trên Detailed Packing List sẽ có số cont/seal và số lượng kiện, pallet hàng hoá được ký, mã hiệu bên ngoài. Nếu hàng xuất lẻ hoặc hàng container đóng gói đơn giản thì Commercial Invoice + Packing List sẽ thông dụng hơn cho người bán trong việc kiểm soát như hình bên dưới:

Mẫu Packing List phổ biến

Các bạn có thể tham khảo mẫu Container Packing List của hãng tàu tại Việt Nam dưới đây. Lưu ý đây là Packing List chỉ dùng trong hãng tàu nhé.

Mẫu Container Packing List của hãng tàu
Mẫu Container Packing List của hãng tàu

Kết luận

Sau khi hiểu được Mục đích của Packing list là gì (Phiếu đóng gói packing list) cũng như những thông tin cung cấp của packing liist, ta sẽ nắm được số lượng cũng như loại hàng hoá được đóng gói theo quy cách như thế nào để sắp xếp và tối ưu thời gian dỡ hàng, lưu hàng trong kho. Người mua sẽ nhận được Packing List sau khi mua để kiểm tra hàng hoá có đúng với số lượng theo yêu cầu hay không. Một số trường học cần kết hợp thêm Invoice vào Packing List để dễ dàng kiểm tra theo dõi. Hy vọng bài viết Đông Phú Tiên cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!

–>>> Xem thêm:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đóng thùng gỗ pallet ván gỗ ép giá rẻ tại Hà Nội

Dịch vụ đóng gói hút chân không xuất khẩu nhanh gọn tại Bắc Ninh

DỊCH VỤ ĐÓNG THÙNG GỖ PALLET GIÁ RẺ UY TÍN TẠI THÁI NGUYÊN