Quy định về gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài

 Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân công và quỹ đất để xây dựng nhà máy sản xuất nên gia công là một lĩnh vực mà nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn về những vấn đề liên quan đến việc gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.

Tổng quan về gia công hàng hóa quốc tế

Gia công là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao. Các quy định pháp luật về gia công được ghi nhận tại Luật Thương mại 2005 và Nghị định 187/2013/NĐ-CP.

gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Đông Phú Tiên thực hiện gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài

 

Chủ thể được nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài bao gồm thương nhân Việt Nam và thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó, đối tượng gia công bao gồm:

Hàng hóa không thuộc thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ Công Thương cấp phép.

Hợp đồng gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài

Hợp đồng gia công là văn bản pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận của bên đặt gia công và bên nhận gia công về các quyền, nghĩa vụ và các vấn đề khác có liên quan. Hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều khoản của hợp đồng gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng phải có các điều khoản tối thiểu như sau:

  • Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp;
  • Tên, số lượng sản phẩm gia công;
  • Giá gia công;
  • Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán;
  • Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công;
  • Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có);
  • Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công;
  • Địa điểm và thời gian giao hàng;
  • Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa;
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Hợp đồng gia công hàng hóa (Hình ảnh minh họa)

Quyền và nghĩa vụ của các bên:

Đối với bên đặt gia công:

  • Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công;
  • Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho bên nhận gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định tại Nghị định này;
  • Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công;
  • Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa;
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết;
  • Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Nhận hàng gia công xuất khẩu có chịu thuế không? Chuyên Gia giải đáp

Đối với bên nhận gia công:

  • Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công; được miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm gia công;

Được thuê thương nhân khác gia công:

  • Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước;
  • Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu có giấy phép, hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành thì phải tuân thủ các quy định về cấp phép và quản lý chuyên ngành;
  • Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết;
  • Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công.
nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Hoàn thành gia công hàng hóa và bàn giao cho khách hàng

Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên ký kết hợp đồng gia công phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan.

Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài đôi khi sẽ có những yêu cầu và quy định phức tạp hơn so với các hợp đồng gia công thông thường. Do đó, bạn cần tìm hiểu kĩ Luật cũng như các thông tin cần thiết để tránh các vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đóng thùng gỗ pallet ván gỗ ép giá rẻ tại Hà Nội

Dịch vụ đóng gói hút chân không xuất khẩu nhanh gọn tại Bắc Ninh

DỊCH VỤ ĐÓNG THÙNG GỖ PALLET GIÁ RẺ UY TÍN TẠI THÁI NGUYÊN